GIới thiệu chung GIới thiệu chung

GIỚI THIỆU CHUNG
Publish date 03/02/2021 | 15:04  | Lượt xem: 6663

Song phượng một miền quê anh hùng

GIỚI THIỆU CHUNG

         Xã Song Phượng nằm ở cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 20 km. Phía bắc giáp xã Đan Phượng, phía tây giáp xã Đồng Tháp, phía đông giáp thị trấn Phùng và phía nam giáp xã Minh Khai huyện Hoài Đức. Xã có diện tích tự nhiên là 224,5 ha . Tổng số hộ của xã hiện nay có: 1175 hộ với 5.156 nhân khẩu sinh sống ở 4 thôn. Đảng bộ xã có 232 đảng viên sinh hoạt tại 9 chi bộ, trong đó có 4 chi bộ thôn, 3 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ HTX và 1 chi bộ cơ quan. Xã nằm trải dài bên tả ngạn sông Đáy, phía đông cách sông Hồng 5km, nằm sát Quốc lộ 32 nối giữa Trung tâm thủ đô với Sơn Tây.

        Theo tài liệu còn lưu giữ lại, Song Phượng nằm trên vùng đất cổ có lịch sử hình thành hàng nghìn năm, thuộc Tổng Đan Phượng Thượng gồm 4 làng: Thuận Thượng, Tháp Thượng , Thu Quế, Thống Nhất. Nơi đây ở vị trí thông thương thuận lới, đất canh tác màu mỡ với cây màu, ngành nghề đa dạng phong phú. Có lịch sử hình thành làng xóm từ lâu đời nên Song Phượng đã mang trong mình đặc trưng của nền văn minh lúa nước gắn với lịch sử đấu tranh chống giặc xâm lăng. Di sản văn hóa phi vật thể và vật thể được nhân dân song phượng bảo tồn phát huy giá trị được lưu giữ từ xa xưa. Hầu hết các làng đều có đình, chùa, miếu để thờ phụng những người có công với nước với làng. Xã có 02 Đình, 02 Quán và 03 chùa (Động Linh, chùa Nhạn Tháp, chùa Đôi Hồi), 01 Nhà Thờ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Chùa Đôi Hồi, đền Tam Phủ được xây từ thời nhà Trần; từng là cơ sở trung chuyển của cơ quan báo Cứu quốc trước Cánh mạng tháng 8/1945, ngôi chùa đã được sếp hạng di Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc Gia cùng chùa Nhạn Tháp. Bên cạnh giá trị truyền thông văn hóa đó, Song Phượng còn là xã có truyền thống hiếu học với nhiều người làm ở các vị trí cao trong các thời kỳ khác nhau. Năm Nhâm Thìn (1892) thời vua Thái Hà có ông Tạ Văn Cán đố Tiến sỹ từng được bổ nhiệm làm đốc học các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, được lưu danh tại văn miếu Quốc tử giám Huế. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ nhân dân Song Phượng vừa ra sức chiến đấu vừa đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ, đến nay xã có 6 tiến sĩ, 28 người trình độ Thạc sĩ.

         Suốt chặng đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Song Phượng luôn phát huy tinh thần anh hùng cách mạng, yêu nước đoàn kết một lòng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, người dân Song Phượng đã cùng nhân dân cả nước vùng lê mạnh mẽ đập tan xiềng xích nô lệ, giành độc lập, tự do. Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, mặc dù trải qua nhiều khó khăn, hy sinh mất mát nhiều về sức người sức của nhưng cán bộ và nhân dân xã Song Phượng luôn phát huy tinh thần đoàn kết một lòng vừa chiến đấu vừa sản suất chi viện cho chiến trường. Phong trào "Ba đảm đang" đã trở thành điểm sáng trong cả nước trong việc phát huy tính sáng tạo trong lao động sản xuất góp phần củng cố hậu phương chi viện tiền tuyến. Song Phượng là địa phương đi đâu trong các phong trào "3 ngọn cờ hồng", "ngọn cờ 8 tấn", các trận đánh có tiếng vang lớn như chiến sỹ Đập Phùng. Với tinh thần yêu nước, anh dũng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trong các cuộc kháng chiến xã có 1.370 lượt thanh niên lên đường nhập ngũ, 137 người đã anh dũng hy sinh, 51 thương binh, bệnh binh, xã có 28 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Xã Song phượng đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước:

          -3 Huân chương LĐ hạng Ba;

          -2 Huân chương LĐ hạng Nhì;

          -Huân chương kháng chiến hạng Ba;

          -Huân chương kháng chiến hạng Nhì;

          -Huân chương chiến công hạng Ba;

          -Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

          Thực hiện các nhiệm vụ kinh tế giai đoạn 2015- 2020. Trên cơ sở thực hiện Chương trình 02-CTr/TU, ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”; Chương trình 07- CTr/HU ngày 15/7/2016 của Huyện uỷ về “Phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”.  Đến cuối năm 2020, bình quân thu nhập đầu người ước đạt 60,5 triệu đồng/người/năm. Bình quân thu nhập trên 1ha canh tác là 390 triệu đồng .Tỷ lệ hộ nghèo 0% (chỉ còn 04 hộ bảo trợ xã hội chiếm 0,3%).Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch là 95%. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 97,2 %, tỷ lệ hỏa táng là 75%. Huy động 100 % trẻ trong độ tuổi đến lớp mẫu giáo, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, các trường học đều đạt chuẩn quốc gia loại I, II.

       Xã đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ xã Song Phượng lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 -2025. Được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2018, giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2021 , xã phấn đấu xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu nâng cao.